Andrea Cordelia
Mem chính thức
Những điều cần biết sau khi lên đại học
1. Chơi nháp một năm, năm sau mới học thật.
Hồi mới lên năm nhất mình mải chơi không chịu học, đến lúc nghiêm túc học tập thì không cách nào tập trung được. Trên thực tế chúng ta thường học theo một dòng chảy, khi mà vào flow thì mới bắt đầu tập trung được. Nhưng do mải ăn chơi quá lâu mà dần dần mình mất đi sự tập trung đó, đến bây giờ mình vẫn không cách nào có được sự tập trung như lúc trước
Ngoài ra nếu bạn đã xác định chơi thì chắc chắn điểm học trên lớp sẽ thấp. Mục tiêu đặt ra sẽ giảm dần đến mức chỉ cần đủ điểm qua môn là được đến ra trường bất kể bằng khá, trung bình.
Vậy nên, mới lên đại học xin đừng vội mải chơi, hãy nghiêm túc học tập trước. Vừa chơi vừa học.
2. Học ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một bộ môn mà chỉ cần 2 tuần không học là mất gốc. Ngoài ra một số trường có yêu cầu thấp về tiếng anh dẫn đến một số bạn có xu hướng chủ quan, không vội học. Đây là sai lầm lớn nhất, vì khả năng tiếng Anh của bạn không dừng lại một chỗ, nó sẽ thụt lùi khi bạn không học. Lúc mới học xong cấp 3, bạn có thể 600+ Toeic, nhưng đến khi bạn lên năm 2 và chuẩn bị lấy bằng ra trường, bạn có thể chỉ còn có 300+ mà thôi. Vậy nên hãy ngay lập tức học tiếng Anh.
Ngoài ra thì đi đăng ký học ngay một ngôn ngữ khi bạn còn đang ở trong dòng chảy học tập. Để lâu thì cái gì cũng không muốn học.
3. Làm bài nghiên cứu khoa học.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng cực mạnh đến kết quả ra trường. Năm nhất năm hai hãy làm nghiên cứu ngay đi khi có thời gian. Lên đến năm 2 năm 3 không hẳn là bạn không có thời gian mà lúc đấy đã rất nản rồi, thêm môn nào cũng có bài tập khiến bạn cảm thấy như chẳng có thời gian. (Nếu năm nhất, năm hai quen thói mải chơi thì lại càng không có thời gian.)
4. Bạn cùng nhóm là phản diện.
Nỗi đau lớn nhất khi đi học là Teamwork hay Taowork. Mấy đứa bạn trình cùi quá khiến mình phải cân hộ thì thôi cũng ngậm ngùi (ít ra bạn còn có tinh thần đóng góp). Còn đứa nào không làm thì mạnh dạn gạch tên nó khỏi nhóm luôn (quán triệt tư tưởng từ lúc làm việc). Nói thật là những đứa đã không muốn làm bài thì nó cũng chẳng thiết tha điểm, nên bạn cứ cả nể thì chỉ béo nó thôi chứ nó cũng không cảm kích gì bạn đâu. Cứ mạnh dạn gạch tên, một phần là để bản thân không phải thiệt, phần nhiều là cảnh cáo những cây tầm gửi trong lớp có ý định bám vào mình.
5. Đi chơi có chủ đích có giá trị.
Hãy tham gia những cuộc chơi mà bạn cảm thấy vui và xứng đáng. Đừng nhận lời bừa để rồi đến lúc về nhà vẫn buồn vì phí tiền mà không có ai bên cạnh.
Người đã là bạn thì dù bạn có đi chơi với họ không thì họ vẫn là bạn. Đừng khiên cưỡng bản thân.
6. Tham gia câu lạc bộ.
Không nhất thiết phải là câu lạc bộ trong trường. Môi trường đại học ở thành phố lớn có rất nhiều câu lạc bộ kỳ lạ, hãy tìm một câu lạc bộ phù hợp với bản thân, một nơi mà mình cảm thấy thân thiết. Nếu bạn muốn tạo quan hệ thì bất cứ clb nào cũng có các mối quan hệ đem lại lợi ích nhưng nếu bạn tìm kiếm tri thức thì câu lạc bộ không hẳn là nơi phù hợp.
7. Bỏ học đi làm lấy kinh nghiệm.
Mình không khuyết khích các bạn chỉ học như con mọt sách, nhưng thái độ học tập trên trường của bạn là điều mà các nhà tuyển dụng nhìn vào chứ không phải bạn nhảy bao nhiêu công việc. (Trừ những ngành nghề đặc thù chỉ nhìn vào portfolio như mỹ thuật, đồ họa hay truyền thông nhìn vào các hoạt động xã hội của bạn). Chứ những ngành khó nhìn thấy được năng lực như quản trị kinh doanh, logistic, marketing,... cái mà họ muốn thấy là kết quả học tập có sự nổ lực và bằng ngôn ngữ.
Tất nhiên, đi làm vì tiền lại là một phạm trù khác cực kỳ hợp lý.
Chúc các bạn có quãng thời gian đại học nỗ lực nhưng vẫn vui vẻ.
Một vài bài học rút ra từ chính cuộc sống của bản thân.

1. Chơi nháp một năm, năm sau mới học thật.
Hồi mới lên năm nhất mình mải chơi không chịu học, đến lúc nghiêm túc học tập thì không cách nào tập trung được. Trên thực tế chúng ta thường học theo một dòng chảy, khi mà vào flow thì mới bắt đầu tập trung được. Nhưng do mải ăn chơi quá lâu mà dần dần mình mất đi sự tập trung đó, đến bây giờ mình vẫn không cách nào có được sự tập trung như lúc trước
Ngoài ra nếu bạn đã xác định chơi thì chắc chắn điểm học trên lớp sẽ thấp. Mục tiêu đặt ra sẽ giảm dần đến mức chỉ cần đủ điểm qua môn là được đến ra trường bất kể bằng khá, trung bình.
Vậy nên, mới lên đại học xin đừng vội mải chơi, hãy nghiêm túc học tập trước. Vừa chơi vừa học.
2. Học ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một bộ môn mà chỉ cần 2 tuần không học là mất gốc. Ngoài ra một số trường có yêu cầu thấp về tiếng anh dẫn đến một số bạn có xu hướng chủ quan, không vội học. Đây là sai lầm lớn nhất, vì khả năng tiếng Anh của bạn không dừng lại một chỗ, nó sẽ thụt lùi khi bạn không học. Lúc mới học xong cấp 3, bạn có thể 600+ Toeic, nhưng đến khi bạn lên năm 2 và chuẩn bị lấy bằng ra trường, bạn có thể chỉ còn có 300+ mà thôi. Vậy nên hãy ngay lập tức học tiếng Anh.
Ngoài ra thì đi đăng ký học ngay một ngôn ngữ khi bạn còn đang ở trong dòng chảy học tập. Để lâu thì cái gì cũng không muốn học.
3. Làm bài nghiên cứu khoa học.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng cực mạnh đến kết quả ra trường. Năm nhất năm hai hãy làm nghiên cứu ngay đi khi có thời gian. Lên đến năm 2 năm 3 không hẳn là bạn không có thời gian mà lúc đấy đã rất nản rồi, thêm môn nào cũng có bài tập khiến bạn cảm thấy như chẳng có thời gian. (Nếu năm nhất, năm hai quen thói mải chơi thì lại càng không có thời gian.)
4. Bạn cùng nhóm là phản diện.
Nỗi đau lớn nhất khi đi học là Teamwork hay Taowork. Mấy đứa bạn trình cùi quá khiến mình phải cân hộ thì thôi cũng ngậm ngùi (ít ra bạn còn có tinh thần đóng góp). Còn đứa nào không làm thì mạnh dạn gạch tên nó khỏi nhóm luôn (quán triệt tư tưởng từ lúc làm việc). Nói thật là những đứa đã không muốn làm bài thì nó cũng chẳng thiết tha điểm, nên bạn cứ cả nể thì chỉ béo nó thôi chứ nó cũng không cảm kích gì bạn đâu. Cứ mạnh dạn gạch tên, một phần là để bản thân không phải thiệt, phần nhiều là cảnh cáo những cây tầm gửi trong lớp có ý định bám vào mình.
5. Đi chơi có chủ đích có giá trị.
Hãy tham gia những cuộc chơi mà bạn cảm thấy vui và xứng đáng. Đừng nhận lời bừa để rồi đến lúc về nhà vẫn buồn vì phí tiền mà không có ai bên cạnh.
Người đã là bạn thì dù bạn có đi chơi với họ không thì họ vẫn là bạn. Đừng khiên cưỡng bản thân.
6. Tham gia câu lạc bộ.
Không nhất thiết phải là câu lạc bộ trong trường. Môi trường đại học ở thành phố lớn có rất nhiều câu lạc bộ kỳ lạ, hãy tìm một câu lạc bộ phù hợp với bản thân, một nơi mà mình cảm thấy thân thiết. Nếu bạn muốn tạo quan hệ thì bất cứ clb nào cũng có các mối quan hệ đem lại lợi ích nhưng nếu bạn tìm kiếm tri thức thì câu lạc bộ không hẳn là nơi phù hợp.
7. Bỏ học đi làm lấy kinh nghiệm.
Mình không khuyết khích các bạn chỉ học như con mọt sách, nhưng thái độ học tập trên trường của bạn là điều mà các nhà tuyển dụng nhìn vào chứ không phải bạn nhảy bao nhiêu công việc. (Trừ những ngành nghề đặc thù chỉ nhìn vào portfolio như mỹ thuật, đồ họa hay truyền thông nhìn vào các hoạt động xã hội của bạn). Chứ những ngành khó nhìn thấy được năng lực như quản trị kinh doanh, logistic, marketing,... cái mà họ muốn thấy là kết quả học tập có sự nổ lực và bằng ngôn ngữ.
Tất nhiên, đi làm vì tiền lại là một phạm trù khác cực kỳ hợp lý.
Chúc các bạn có quãng thời gian đại học nỗ lực nhưng vẫn vui vẻ.